- Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt nam là một giải pháp tối ưu và cũng là sự lựa chọn ưa thích của rất nhiều các công ty và các tập đoàn quốc tế đến đầu tư kinh doanh tại Việt nam.
Công ty được thành lập ngoài lãnh thổ Việt Nam, hoạt động theo pháp luật của nước mà công ty đăng ký hoạt động. Theo luật thương mại 2005 được gọi là thương nhân nước ngoài. Do đó, việc thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài phải tuân thủ các quy định pháp luật dành cho thương nhân nước ngoài.
|
Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại việt nam |
1. Đặc điểm của một chi nhánh
- Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt nam được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký.
- Có con dấu riêng, Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.
- Tên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
- Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt nam được phép ký hợp đồng kinh tế, được phép sử dụng và xuất hóa đơn.
- Có mã số thuế riêng 13 số. Chi nhánh kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
- Chi nhánh được lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc.
- Các loại thuế phải nộp: thuế môn bài, thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
- ....
2. Điều kiện thành lập chi nhánh
Theo quy định của Luật thương mại 2005 và Nghị định 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết luật thương mại về Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài được thành lập Chi nhánh tại Việt Nam theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh có cùng tên gọi trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tuy nhiên, thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải xin giấy phép thành lập Chi nhánh và đáp ứng các điều kiện cấp phép tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Trong trường hợp "giấy đăng ký kinh doanh" hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Nội dung hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
- Trường hợp nội dung hoạt động của chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Ngoài ra, thương nhân nước ngoài được phép thành lập chi nhánh không thuộc các trường hợp không cấp phép tại Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.
Như vậy, công ty nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam nếu đáp ứng đầy đủ về điều kiện được cấp phép thành lập chi nhánh tại Điều 8, không thuộc các trường hợp không không cấp phép tại Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.
3. Thủ tục thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt nam
- Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Chú ý: Trường hợp nội dung hoạt động của chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trường hợp việc thành lập chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của bộ quản lý chuyên ngành.
Quý khách có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ "Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt nam" vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất: