1.Công ty cổ phần là gì?
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có số lượng cổ đông từ 03 trở lên và không giới hạn tối đa, có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau là cổ phần, được phát hành ra ngoài thị trường nhằm huy động vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
Công ty cổ phần có đặc điểm gì?
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông có thể là 03 và không giới hạn tối đa;
- Cổ đông nắm giữ cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác;
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
2. Điều kiện thành lập công ty cổ phần
- Điều kiện về cổ đông:
Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa;
Các cổ đông phải đáp ứng đủ điều kiện quy định của luật doanh nghiệp.
- Điều kiện về tên công ty cổ phần:
Tên công ty không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký.
Tên công ty gồm 2 thành tố theo thứ tự sau:
+ Loại hình doanh nghiệp;
+ Tên riêng.
Tên công ty cổ phần được quy định như sau:
Công ty cổ phần/Công ty CP + tên riêng của công ty
- Điều kiện về trụ sở của công ty cổ phần
+ Trụ sở của công ty cổ phần là địa điểm cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam
Là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp được xác định theo địa giới hành chính;
+ Địa chỉ trụ sở công ty có số điện thoại, có số fax, có thư điện tử;
+ Trụ sở của công ty không được đặt tại nhà chung cư để ở hoặc nhà tập thể.
- Điều kiện về vốn điều lệ/vốn pháp định:
+Vốn điều lệ là số vốn do cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
+ Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trong phần vốn điều lệ mình đã đăng ký, mức vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải đóng.
+ Vốn pháp định được áp dụng với những ngành, nghề có điều kiện về mức vốn pháp định;
+ Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp;
Mức vốn điều lệ phải đảm bảo không được thấp hơn mức vốn pháp định.
- Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh
Công ty cổ phần hoạt động với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng đầy đủ điều kiện để được thành lập;
Khi thành lập công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân.
3. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của cổ đông;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức;
- Quyết định góp vốn của cổ đông là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của luật đầu tư;
- Giấy ủy quyền cho người đại diện đăng ký thành lập công ty cổ phần.
4. Thủ tục thành lập công ty cổ phần mới nhất
Căn cứ tại Quyết định 1532/2020/QĐ-BKHĐT quy định về thủ tục thành lập công ty cổ phần:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Có hai hình thức nộp hồ sơ:
Thứ nhất: Nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thứ hai: Nộp hồ sơ qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chứ ký số hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (http://Dangkykinhdoanh.gov.vn).
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
– Khi nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận. Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản.
Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử sử dụng chứ ký số công cộng:
– Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử;
– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử;
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp.
– Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh:
– Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Người đại diện theo pháp luật sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử;
– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì yêu cầu sử đổi, bổ sung hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp.
+ Thông báo cho người đăng ký doanh nghiệp khi nhận được mã số thuế.
– Sau khi nhận được thông báo, người đại diện thao pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh.
– Người đại diện nộp theo hai hình thức:
+ Trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
+ Nộp qua đường bưu điện.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Hotline: 0969739268 - 0941989586
Email: vinacaptain2018@gmail.com - nguyenminhhien1977@gmail.com
Website: https://www.vinacaptain.com