Thẻ tạm trú cho người nước ngoài

the-tam-tru-cho-nguoi-nuoc-ngoai
Thẻ tạm trú cho người nước ngoài
Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và cung cấp dịch vụ  xin cấp "Thẻ tạm trú cho người nước ngoài"  tại Việt Nam. Trong thời gian qua chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước về việc tư vấn và cung cấp dịch vụ xin cấp "thẻ tạm trú cho người nước ngoài" cho doanh nghiệp của họ. 


Để giải đáp thắc mắc về thủ tục cũng như những yêu cầu của quý khách về việc tư vấn và sử dụng dịch vụ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài, sau đây chúng tôi xin gửi đến Quý khách những thông tin về thủ tục và quy trình xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt nam hiện hành. 

- Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam

- Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài có giấy phép làm việc tại Việt Nam

- Người nước ngoài có giấy phép lao động  hoặc có giấy "miễn giấy phép lao động" có thời hạn từ 12 tháng trở lên theo quy định được cấp thẻ tạm trú, thời hạn của thẻ tạm trú tuỳ thuộc vào thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lao động. Theo quy định của pháp luật về lao động thì thời hạn tối đa cho giấy phép lao động cho người nước ngoài có thời hạn tối đa 02 năm, chính vì vậy người nước ngoài có thể xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam với thời hạn tối đa là 02 năm theo quy định.

1. Điều kiện xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài:

- Hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn tối thiểu 1 năm. Nếu trường hợp xin thẻ tạm trú loại 2 năm thì thời hạn của hộ chiếu còn phải tối thiểu là hơn 2 năm.

-  Visa. thị thực đang sử dụng tại Việt Nam của người nước ngoài phải đúng mục đích (Thị thực phải có ký hiệu là LĐ, LĐ 1, LĐ 2 hoặc DN, DN1, DN2) do chính công ty bảo lãnh trước đó hoặc thuộc trường hợp được chuyển đổi theo quy định tại khoản 4, Điều 7 Luật số 51/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, Xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019 và bắt đầu có hiệu lực chính thức từ ngày 01 tháng 7 năm 2020. 

- Có giấy phép lao động (Giấy phép làm việc) hoặc giấy miễn giấy phép lao động còn hạn sử dụng tối thiểu là 12 tháng.

2. Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài có giấy phép lao động

a. Hồ sơ chuẩn bị xin cấp thẻ tạm trú

- 01 Bản sao chứng thực Giấy phép lao động  hoặc giấy miễn giấy phép lao động của người lao  động nước ngoài.

- Các mẫu tờ khai xin cấp thẻ tạm trú NA6 NA8 

- Giấy giới thiệu cho nhân viên người Việt Nam đi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Cơ quan xuất nhập cảnh.

- Hộ chiếu, visa/thẻ tạm trú cũ bản gốc (Lưu ý hộ chiếu có thị thực đúng mục đích làm việc, trường hợp trước đó người lao động nước ngoài đã được cấp thẻ tạm trú thì yêu cầu kèm theo cả thẻ tạm trú đang sử dụng);

- Tờ khai đăng ký tạm trú online hoặc Giấy xác nhận đăng ký tạm trú/ sổ đăng ký tạm trú của người nước ngoài đã được xác nhận bởi công an phường, xã nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam. (Lưu ý:. Trong một số trường hợp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu người lao động cung cấp tại liệu này.

- Ảnh 2cmx3cm: Kèm theo 02 chiếc

b. Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức lần đầu làm thủ tục bảo lãnh xin thị thực cho người nước ngoài thì cần bổ sung thêm các tài liệu sau

- Giấy chứng nhận hoạt động của doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài (Giấy phép ĐKKD, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của VPDD, chi nhánh ...... Tuỳ theo doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp thì có sẽ có những loại giấy tờ khác nhau)

- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc là Văn bản thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Tờ khai đăng ký mẫu dấu và mẫu chữ ký của người đại diện pháp luật theo mẫu NA16.

3. Nơi nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài có giấy phép lao động

Tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú tại  Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc phòng quản lý xuất nhập cảnh Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh thành phố

4. Thời gian làm thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

- Thời gian theo quy định để cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Để biết thêm thông tin chi tiết về việc xin cấp thẻ tạm trú xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.


Quý khách có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 0969739268 - 0941989586

Email: vinacaptain2018@gmail.com - nguyenminhhien1977@gmail.com

Website: https://www.vinacaptain.com


Share:

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

thu-tuc-xin-cap-giay-phep-lao-dong
Là đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ "Giấy phép lao động cho người nước ngoài" có nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam hiên nay. Trong thời gian qua chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước về việc tư vấn và cung cấp dịch vụ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài cho doanh nghiệp của họ. Chúng tôi xin gửi đến Quý khách một số thông tin về thủ tục và quy trình xin cấp giấy phép lđộng cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt nam hiện hành. 

1. Những đối tượng được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam

Đối tượng được xin cấp mới giấy phép lao động được quy định trong Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào Việt Nam. Đó chính là những người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện các mục đích sau:

- Thực hiện hợp đồng lao động;

- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

- Chào bán dịch vụ;

- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

- Ngoài ra, luật pháp cũng quy định những đối tượng đủ năng lực để bảo lãnh xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài, cụ thể bao gồm:

+ Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;

+ Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;

+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

+ Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đượcc ơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của Pháp luật Việt Nam;

+ Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục được thành lập theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

+ Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

+ Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện để được cấp giấy phép lao động Việt Nam

Theo quy định, để xin giấy phép lao động, thì lao động nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Người lao động nước ngoài phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Người lao động nước ngoài phải có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
- Người lao động nước ngoài phải không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
- Người lao động nước ngoài phải là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật, có đầy đủ các giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điều 3 Nghị định 152 như sau:
(a) Đối với vị trí chuyên gia:
- Bằng đại học trở lên hoặc tương đương và xác minh kinh nghiệm ít nhất 3 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam, được hợp pháp hóa lãnh sự; hoặc xác minh kinh nghiệm ít nhất 5 năm và chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam, được hợp pháp hóa lãnh sự;

(b) Lao động kỹ thuật:
- Chứng chỉ đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và xác nhận kinh nghiệm ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo, được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Xác minh kinh nghiệm ít nhất 5 năm tại vị trí công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

(c) Giám đốc điều hành, nhà quản lý:
- Quyết định bổ nhiệm,
- Xác minh kinh nghiệm ít nhất 3 năm tại vị trí công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam


3. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài của công ty tại Sở lao động, Thương binh và Xã hội tại tỉnh mà người lao động nước ngoài đó sẽ làm việc.

Riêng các trường hợp người nước ngoài thuộc các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội, v.v theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.

Bước 1: Đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài
Trừ nhà thầu, tất cả người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đều cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ giải trình về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài dưới đây để trình lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xin chấp thuận từ cơ quan này ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.

Hồ sơ bao gồm:

- Bản sao y Đăng ký kinh doanh

- Công văn đăng ký nhu cầu tuyển dụng, có thể là:
Công văn giải trình mẫu 01/PLI ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/ND-CP nếu đây là lần đầu tiên Người sử dụng lao động đăng ký và nhận được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài, HOẶC

- Công văn giải trình theo mẫu 02/PLI ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/ND-CP nếu Người sử dụng lao động đã từng được chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài nhưng có thay đổi nhu cầu sử dụng.

- Giấy giới thiệu/giấy ủy quyền (nếu người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).

- Địa điểm nộp hồ sơ là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài sẽ làm việc.

- Thời gian xét duyệt để chấp thuận là 10 ngày làm việc.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép lao động
Trong quá trình đợi chấp thuận tại Bước 1, người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động sẽ chuẩn bị các giấy tờ sau:  

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu số 11/PLI;
Bản hợp pháp hóa lãnh sự và bản dịch tiếng Việt Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc bản gốc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế (trong vòng 12 tháng)

- Bản hợp pháp hóa lãnh sự và bản dịch tiếng Việt Lý lịch tư pháp của người nước ngoài cấp tại nước ngoài hoặc bản gốc Lý lịch tư pháp được cấp tại Việt Nam, cấp trong vòng 6 tháng;
Bản sao công chứng hộ chiếu và visa của người nước ngoài.

- Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên (Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài tối thiểu là 03 năm, v.v). Các giấy tờ này cần được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt.
02 ảnh mầu, kích thước 4×6, phông nền trắng, không đeo kính.

- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài (Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động, Điều lệ công ty…)

Sau đó, khi có Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài cấp theo bước 1, Người sử dụng lao động sẽ bổ sung bản gốc văn bản này vào hồ sơ làm giấy phép lao động để nộp.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cần được nộp lên Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại tỉnh mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc ít nhất 15 ngày trước ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc. Nếu hồ sơ đủ và hợp lệ, người nộp sẽ nộp phí làm giấy phép lao động và nhận giấy hẹn trả kết quả. Nếu không, người nộp sẽ được hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Chú ý: Thời gian xử lý giấy phép lao động thường là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 4: Nhận giấy phép lao động
- Trong vòng 05 ngày này, Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu 12/PLI ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/ND-CP. 

- Trong trường hợp bị từ chối cấp giấy phép lao động, Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4.Thời hạn giấy phép lao động được quy định trong bộ luật lao động

Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;

- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;

- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;

- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;

- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

- Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

- Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài 

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc xin giấy phép lao động cho lao động nước ngoài tại Việt Nam. Thông tin này sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên nếu có những thay đổi.

Quý khách có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 0969739268 - 0941989586

Email: vinacaptain2018@gmail.com - nguyenminhhien1977@gmail.com

Website: https://www.vinacaptain.com





Share:

Giấy phép lao động cho người nước ngoài

giay-phep-lao-dong-cho nguoi-nuoc-ngoai

Hiện nay nhu cầu về lao động nước ngoài ở việt nam là rất lớn, họ là những chuyên gia,  lao động người nước ngoài được các công ty, tổ chức, tập đoàn trong và ngoài nước tuyển dụng để làm việc tại Việt Nam. Trong trường hợp đó người sử dụng lao động cần phải xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 1. Giấy phép lao động là gì

- Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc. Và Giấy phép lao động là giấy tờ quan trọng để lao động nước ngoài có thể xin thẻ tạm trú 2 năm tại Việt Nam.

Đây là loại giấy tờ rất quan trọng đối với những người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam, nếu không có loại giấy tờ này thì họ không được phép làm việc, công tác...tại Việt nam, bởi vì theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP:

- Người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật mà làm việc tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng hoặc bị trục xuất theo quy định tại Luật lao động năm 2012; đồng thời

- Người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực có thể bị phạt tiền lên tới 75.000.000 đồng tùy vào số lượng lao động liên quan.

Để tránh những khoản phạt hành chính và những hậu quả liên đới, thì các công ty trong và ngoài nước sử dụng lao động nước ngoài nhất định phải hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép lao động trước khi người nước ngoài bắt đầu làm việc tại công ty.

2. Giấy phép lao động cho nước ngoài  được cấp với điều kiện gì?

Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Ngoài ra, công dân nước ngoài vào Việt Nam làm việc cần có đủ điều kiện sau đây:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

– Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

– Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

– Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Người sử dụng lao động cần làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động – thương binh và xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

3. Thời hạn của giấy phép lao động cho người nước ngoài

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

– Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết

– Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam

– Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài

– Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài

– Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ

– Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó

– Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.


4. Các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Giấy phép lao động là điều kiện pháp lý bắt buộc để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp người lao động nước ngoài không phải xin giấy phép lao động.

Các trường hợp người lao động nước ngoài không phải xin giấy phép lao động bao gồm:

– Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

– Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

– Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.

– Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;

– Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;

– Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

– Được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam;

– Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

– Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm;

– Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;

– Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;

– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

– Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội


Quý khách có nhu cầu xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 0969739268 - 0941989586

Email: vinacaptain2018@gmail.com - nguyenminhhien1977@gmail.com

Website: https://www.vinacaptain.com














Share:

Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

cac-hinh-thuc-dau-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam
Hiện nay nhiều nhà đầu tư nước ngoài coi Việt nam là điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn với điều kiện địa lý thuận lợi, chính sách đầu tư  thông thoáng, nguồn nhân lưc trẻ và dồi dào....

Với mong muốn giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các hình thức đầu tư nước ngoài vào Viêt Nam mà nhà đầu tư có thể lựa chọn, Chúng tôi xin chia sẻ về các hình thức đầu tư nước ngoài vào việt nam với quý khách qua bài viết sau đây.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có các hình thức là trực tiếp và gián tiếp:

- Đầu tư trực tiếp là hình thức nhà đầu tư sử dụng tiền, tài sản của mình để thực hiện các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý điều hành dự án, doanh nghiệp.

- Đầu tư gián tiếp là việc nhà đầu tư sử dụng vốn đầu tư để thực hiện các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, chứng khoán, giấy tờ có giá trị nhằm mục đích hưởng lợi nhuận mà không cần tham gia vào quá trình quản trị, điều hành.

1. Đầu tư theo hình thức trực tiếp

Đây là hình thức đầu tư đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư muốn tự mình quản lý, vận hành hoạt động của dự án đầu tư, doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức thành lập tổ chức kinh tế mới, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các doanh nghiệp để trở thành cổ đông lớn, thành viên trong hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, trực tiếp tham gia quyết định đường lối phát triển kinh doanh của doanh nghiệp; kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư trong nước cùng nhau thực hiện dự án đầu tư hoặc tham gia đấu thầu thực hiện các dự án hợp tác đối tác công tư PPP.

a.Thành lập tổ chức kinh tế mới

Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn góp, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đảm bảo sự tham gia hoạt động của nhà đầu tư Việt Nam và các điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật trong nước.

- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam không bị hạn chế trừ một số lĩnh vực sau:

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước có quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài.

- Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động căn cứ theo quy định của điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam mà một số lĩnh vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp nhất định và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Ví dụ: Căn cứ theo biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì công ty hoạt động trong dịch vụ tư pháp lý thì chỉ được phép thành lập doanh nghiệp dưới hình thức

– Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài.

– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh.

– Công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài cần có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư trước khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp.

b. hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Nhà đầu tư có thể lựa chọn hợp tác với các nhà đầu tư khác để cùng nhau thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam hoặc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp sẽ tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Nhà đầu tư cần tiến hành thủ tục đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính khi  sở hữu phần vốn góp từ 51% trở lên tổng số vốn điều lệ hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực có áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ đăng ký gồm có:

Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Trong thời hạn 15 ngày sở kế hoạch và đầu tư sẽ có văn bản cho ý kiến về vấn đề này. Trường hợp từ chối cho nhà đầu tư góp vốn cần trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

c. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

Đây là hình thức hợp tác đầu tư thực hiện các công trình xây dựng giữa một bên chủ thể là nhà nước và một bên là cá nhân, tổ chức để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Đây là hình thức hợp đồng có một bên chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nên nhà đầu tư sẽ được Chính phủ bảo đảm và có quyền kiện Chính Phủ khi có tranh chấp xảy ra. Hình thức đầu tư này sẽ được điều chỉnh bởi Luật đầu tư công, Luật đấu thầu, Luật đầu tư.

d. Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Hợp đồng BCC là hợp đồng được kí kết giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau, nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài nhằm mục đích cùng thực hiện hoạt động kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau phải tiến hành đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư.

Các bên phải thành lập ban điều phối để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của ban điều phối do các bên thỏa thuận với nhau. Các bên được tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng không trái với quy định của pháp luật về dân sự, thương mại nhưng phải đảm bảo có các nội dung cơ bản sau:

- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng

- Địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án

- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh

- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các  bên

- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng

- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp

- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng

2. Đầu tư theo hình thức gián tiếp

- Nhà đầu tư lựa chọn hình thức này với mục đích tìm kiếm lợi nhuận là chính. Do đó nhà đầu tư có thể lựa chọn việc đầu tư theo hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá trị, ngoại hối, gửi tiết kiệm tại ngân hàng…


- Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các doanh nghiệp thuộc một trong hai trường hợp sau cần đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

+ Thứ nhất: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

+ Thứ hai: Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

- Đối với trường hợp nhà đầu tư mua cổ phiếu, giấy tờ có giá trị từ sàn giao dịch chứng khoán thì không cần tiến hành đăng ký.

- Ngoài ra nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư ngoại hối để tiến hành đầu tư.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Hotline: 0969739268 - 0941989586
Email: vinacaptain2018@gmail.com - nguyenminhhien1977@gmail.com

Website: https://www.vinacaptain.com 



Share:

Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

thanh-lap-cong-ty-von-nuoc-ngoai
Trong thời đại ngày nay nhu cầu về hội nhập cũng như toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế diễn ra rất mạnh mẽ trong đó Việt Nam chúng ta không phải là một ngoại lệ. Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ  - Trung rất gay gắt Việt Nam là nước được hưởng lợi rất lớn từ cuộc chiến thương mại đó. Chính vì các lý do trên mà hiện nay rất nhiều các công ty và tập đoàn đa quốc gia đổ về Việt Nam để đầu tư làm ăn.

Các nhà đầu tư nước ngoài khi mới vào Việt nam thường không am hiểu về phong tục, tập quán, con người cũng như pháp luật Việt nam. Họ cần một đơn vị có thể tư vấn, xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục, để thành lập công ty có 100% vốn nước ngoài.

Năm 2021, pháp luật Việt Nam có rất nhiều chính sách ưu đãi đầu tư trong các ngành kinh tế tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, khi tiến hành đầu tư thành lập công ty ở Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài cần tìm hiểu, nắm bắt các quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo các điều kiện tối ưu nhất khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. 

Chúng tôi là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệp về tư vấn đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài và xử lý tốt những vấn đề về trình tự, thủ tục cần thiết để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài cho các công ty và các tập đoàn đa quốc gia khi họ vào đầu tư tại Việt nam. 

Các vấn đề liên quan và trình tự thủ tục để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài như sau:

- Đăng ký chủ trương đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài

Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài

- Đăng bố cáo thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

- Khắc dấu của công ty 100% vốn nước ngoài

- ....

Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng các dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài nói chung và dịch vụ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài nói riêng của chúng tôi, chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!

Hotline: 0969739268 - 0941989586

Website: https://www.vinacaptain.com

Email: vinacaptain2018@gmail.com - nguyenminhhien1977@gmail.com   

Share:

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

thu-tuc-giai-the-doanh-nghiep
Thủ tục giải thể doanh nghiệp được diễn ra theo theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của các cơ quan có thẩm quyền.

Hoạt động kinh doanh  của mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau dựa theo đặc thù riêng của mỗi doanh nghiệp. Sự khác nhau giữa loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, quy mô doanh nghiệp, công tác quản lý và môi trường hoạt động của doanh nghiệp....

Chính sự khác nhau đó tạo nên sự khác nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả hoặc là kinh doanh thất bại. Những doanh nghiệp kinh doanh thất bại và không hiệu quả sẽ có mong muốn giải thể để chấm dứt hoạt động.

Giải thể doanh nghiệp là một trong những thủ tục quy định tại Luật Doanh nghiệp để doanh nghiệp thực hiện việc rút lui khỏi thị trường. Việc giải thể doanh nghiệp liên quan đến việc giải quyết và xử lý mối  quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác, bao gồm bạn hàng, đối tác, người lao động trong doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là những quan hệ liên quan đến tài sản và liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động giải thể chỉ được coi là hoàn thành nếu doanh nghiệp đã xử lý xong mối quan hệ với tất cả các chủ thể nói trên. Việc giải thể doanh nghiệp phải tuân theo thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của các bên có liên quan.

I. Về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

1. Đối với trường hợp “giải thể tự nguyện”

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty

Để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp trước hết doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể. Theo đó, việc giải thể phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bởi Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và bởi các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

- Lý do giải thể;

- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể

Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể. Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

Khoản 2 và Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về người tổ chức thanh lý tài sản và thứ tự thanh toán nợ. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau:

(1) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

(2) Nợ thuế;

(3) Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì thời hạn thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.

Một số ý kiến cho rằng, thời gian này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, không có mối quan hệ giao dịch phức tạp, tài sản có tính thanh khoản cao. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc có nhiều tài sản (như bất động sản), cần thời gian dài để thanh lý và trả nợ thì thời gian này có thể sẽ không đủ để giải quyết hết các hợp đồng và thanh toán công nợ.

Việc thanh toán các khoản nợ là rất phức tạp vì cần phải quy định một trình tự phù hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người liên quan.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 203 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp cũng được quy định cụ thể tại Điều 204 Luật này.

Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Khoản 8 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định việc giải thể doanh nghiệp thực hiện theo hai phương thức:

- Trường hợp giải thể theo hồ sơ, Điều 59 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Trường hợp giải thể tự động, sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp mà không nhận phản đối của bên có liên quan bằng văn bản, cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cơ quan thuế sẽ phải khẩn trương thực hiện thủ tục quyết toán thuế cho doanh nghiệp.Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng bổ sung quy định về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án.


2. Đối với trường hợp “giải thể bắt buộc”

Bước 1: Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực thi hành. Kèm theo thông báo còn phải đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án.

Bước 2: Ra quyết định giải thể và gửi quyết định này đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và công khai quyết định này

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực, doanh nghiệp phải triệu tập họp để ra quyết định giải thể. Doanh nghiệp phải gửi quyết định giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Quyết định giải thể phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp mà pháp luật có yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 3: Tổ chức thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ

Bước 4: Nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp

Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật trình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Trình tự, cách thức thực hiện tại các bước 3, 4, 5 thực hiện tương tự như trường hợp giải thể tự nguyện.

II. Về hồ sơ giải thể

Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:

- Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);

- Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

III. Về trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của các bên có liên quan

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về việc đảm bảo quyền và lợi ích của các bên có liên quan đến việc giải thể của doanh nghiệp như sau:

1. Về trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp đối với việc giải thể doanh nghiệp

Khoản 2, Khoản 3 Điều 204 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về trách nhiệm cá nhân đối với tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp. Theo đó, thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người nêu trên phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

2. Về các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể

Điều 205 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

- Cất giấu, tẩu tán tài sản;

- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

- Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

- Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

- Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

- Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

- Huy động vốn dưới mọi hình thức.

Việc quy định các hành vi bị cấm nêu trên là nhằm ngăn chặn phát sinh thêm quyền và nghĩa vụ dẫn đến làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đồng thời, hạn chế việc doanh nghiệp tẩu tán tài sản, trốn tránh các nghĩa vụ với các đối tác trong quá trình hoạt động, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.

Quý khách có nhu cầu về giải thể doanh nghiệp và mong muốn có dược một dịch vụ về giải thể doanh nghiệp tốt nhất xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:


Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Hotline: 0969739268 - 0941989586

Email: vinacaptain2018@gmail.com - nguyenminhhien1977@gmail.com

Website: https://www.vinacaptain.com

 

Share:

Điều chỉnh giấy chúng nhận đăng ký đầu tư

dieu-chinh-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu
Vinacaptain là đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài, thành lập dự án đầu tư, tư vấn điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, cùng với sự nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công việc và cái tâm với nghề. Chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
1.Các nội dung điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

- Thay đổi thông tin nhà đầu tư

- Thay đổi thông tin doanh nghiệp

- Thay đổi thông tin dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô...

- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư

- Thay đổi hình thức đầu tư

- Thay đổi vốn đầu tư

- Thay đổi thời hạn thực hiện dự án đầu tư

- Thay đổi nhà đầu tư

- Chú ý:  khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư còn phải thay đổi các nội dung liên quan trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp không phải cấp quyết định chủ trương đầu tư gồm:

- Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

- Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh

- Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức hoặc văn bản tương đương đối với nhà đầu tư là cá nhân

- Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung sau:

    + Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư

    + Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

    + Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế  xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

- Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư

- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

- Thời hạn thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

Trong thời hạn 10 -15 ngày làm việc.

3. Trường hợp phải cấp quyết định chủ trương đầu tư.

 a.Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

- Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;

- Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;

- Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;

- Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

- Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

- Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

b. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội:

 - Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

+ Nhà máy điện hạt nhân;

+ Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;

+ Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;

+ Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;

+ Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

c.Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

- Dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

+ Dự án đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;

+ Dự án đầu tư mới kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không;

+ Dự án đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I;

+ Dự án đầu tư chế biến dầu khí;

+ Dự án đầu tư có kinh doanh đặt cược, ca-si-nô (casino), trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

+ Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 50 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 50 ha nhưng quy mô dân số từ 15.000 người trở lên tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc có quy mô dưới 100 ha nhưng quy mô dân số từ 10.000 người trở lên tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;

+ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;

+ Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí;

+ Dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;

+ Dự án đầu tư khác thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

d. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

- Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;

- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);

- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Đối với dự án đầu tư quy định tại các điểm 1, 2, 4 nêu trên thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.

e. Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (phần dự án đầu tư cũ) theo thủ tục đầu tư;

Bước 2: Thay đổi nội dung liên quan trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Đăng Thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;

Bước 4: Điều chỉnh hoặc cấp mới Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh như: Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế/ Giấy phép đủ điều kiện cơ sở an toàn thực phẩm/ Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ, du học/ Giấy phép kinh doanh (Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp bổ sung thêm ngành nghề thực hiện quyền phân phối bản lẻ hàng hoá, cho thuê hàng hóa, và các ngành nghề theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP)…

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp chưa thực hiện thủ tục tách Giấy chứng nhận đầu tư thành Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện tách Giấy chứng nhận đầu tư.

f. Trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn điều chỉnh nội dung có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty thì thực hiện như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty có vốn đầu tư nước ngoài;

Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục ghi nhận thông tin nhà đầu tư trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Trường hợp doanh nghiệp chưa tách giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ đồng thời thực hiện thủ tục tách tại bước 2. Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp đã được cấp);

Bước 3: Trường hợp phải cấp lại dấu pháp nhân của doanh nghiệp theo thông tin của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tức là mã số thuế của doanh nghiệp) theo đúng như ghi nhận hiện tại của doanh nghiệp trong nước.

Bước 4: Thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cập nhật thông tin của nhà đầu tư mới cùng các nội dung điều chỉnh liên quan đến dự án đầu tư.

Bước 5: Trường hợp nhà đầu tư có thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tiếp tục thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệptại cơ quan đăng ký kinh doanh;

Bước 6: Đăng Thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;

Bước 7: Xin cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật chuyên ngành.

(Đối với doanh nghiệp chưa hực hiện thủ tục tách giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện tách Giấy chứng nhận đầu tư thành Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).

Lưu ý: Sau khi doanh nghiệp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cần thực hiện một số thủ tục để tránh các thủ tục pháp lý phát sinh ngoài ý muốn như sau:

- Nếu doanh nghiệp thay đổi có thêm thành viên góp vốn mới cần lưu ý nhà đầu tư mới phải góp vốn đầu tư vào tài khoản chuyển vốn của doanh nghiệp và lưu ý góp đúng tiến độ theo thời hạn đã cam kết theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp, nhà đầu tư không góp vốn đúng tiến độ cam kết trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh nghiệp phải làm thủ tục gia hạn góp vốn và bị phạt theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp lưu ý thủ tục báo cáo và các mẫu báo cáo của doanh nghiệp theo nội dung ghi nhận và nghĩa vụ báo cáo đầu tư của doanh nghiệp (Thông thường là quy định tại Điều 3 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);

- Đối với các ngành nghề kinh doanh mới điều chỉnh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện đề nghị doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện trong quá trình hoạt động. 

Quý khách xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 0969739268 - 0941989586

Email: vinacaptain2018@gmail.com - nguyenminhhien1977@gmail.com

Website: https://www.vinacaptain.com


Share:

Thành lập công ty hợp danh

thanh-lap-cong-ty-hop-danh

1. Công ty hợp danh là gì? 

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:

– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;


-Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty….

2. Thủ tục thành lập công ty hợp danh:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

- Danh sách thành viên công ty hợp danh;

- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên công ty.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư

- Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;

- Giấy ủy quyền cho chúng tôi thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

- Sau khi ký hợp đồng, Chúng tôi sẽ soạn hồ sơ, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

- Trong vòng 03 ngày (làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty.

- Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Nếu Quý khách hàng tự công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chúng tôi sẽ khắc dấu pháp nhân và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh cho Quý công ty.

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014:

“Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

- Tên doanh nghiệp;

- Mã số doanh nghiệp”.

Bước 5: Thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp

- Hồ sơ thông báo về mẫu con dấu pháp nhân của doanh nghiệp

- Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp

Kèm theo thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty hợp danh về nội dung, hình thức và số lượng con dấu.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

3. Kết quả dịch vụ khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

- Dấu tròn công ty;

- Công bố mẫu dấu

- Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp

4. Các thủ tục sau thành lập công ty cần thực hiện

- Treo biển tại trụ sở công ty

- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế

- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử .

- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử

- In và đặt in hóa đơn


Quý khách xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 0969739268 - 0941989586

Email: vinacaptain2018@gmail.com - nguyenminhhien1977@gmail.com

Website: https://www.vinacaptain.com



 

Share:

Dịch sang ngôn ngữ khác

Hỗ trợ



 
ho-tro

Bài đăng phổ biến

Bài đăng mới nhất

Total Pageviews